Mụn đầu đen là nổi ám ảnh đáng sợ của phái đẹp. Tuy không gây sưng tấy hoặc làm đau đớn nhưng nó làm mất thẩm mỹ. Hãy cùng NguyenPhung tham khảo bài viết ngay sau đây để tìm hiểu nguyên nhân hình thành và cách điều trị mụn đầu đen hiệu quả nhất hiện nay nhé!
1. Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là những lỗ nang lông bị tắc nằm ở trên da, nguyên nhân gây tắc thường là do tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn, khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và dần chuyển sang màu đen.
2. Nguyên nhân hình thành mụn
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành mụn đầu đen, trong đó có liên quan đến yếu tố môi trường hoặc mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể chị em phụ nữ và nhiều nguyên nhân khác được biết đến như:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và sản xuất quá nhiều dầu nhờn ở vùng mũi, vùng trán làm chúng bị bít tắc lỗ chân lông. Khi không được vệ sinh sạch sẽ thì các bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn sẽ trở nên khô cứng và tiếp xúc với không khí nhiều ngày sẽ hình thành nên các mụn đầu đen li ti.
- Tự ý dùng thuốc không qua tư vấn: Lạm dụng quá nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da có chứa chất cấm như corticoid, lithium hoặc sử dụng các loại thuốc ngừa thai chứa androgen mà không thông qua sự tư vấn của bác sĩ sẽ khiến cho da tiết ra dầu nhờn và hình thành mụn đầu đen.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng hoặc thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt,… sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và là tác nhân gây cản trở quá trình điều trị mụn.
- Lối sống không khoa học: Bị ảnh hưởng bởi những yếu tố liên quan đến sinh hoạt và công việc như ăn uống không điều độ, căng thẳng đầu óc làm mất cân bằng nội tiết tố, không chăm sóc da cẩn thận,… là những nguyên nhân gây mụn đầu đen.
- Tuổi tác: Đối với những bạn đang trong giai đoạn dậy thì hormone trong cơ thể thay đổi làm gia tăng sản xuất tuyến bã nhờn.
- Giới tính: Mặc dù mụn đầu đen thường xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và giới tính, nhưng đa số thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Bởi vì bước vào giai đoạn dậy thì sẽ khiến cho hormone thay đổi, đồng thời liên quan đến nhiều vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và sử dụng thuốc ngừa thai.
- Môi trường: Sống ở những vùng khí hậu nóng, ẩm và sinh hoạt trong môi trường nhiều khói bụi kèm theo đó là yếu tố ô nhiễm khiến cho da đổ nhiều mồ hôi, từ đó chất nhờn cũng tiết ra nhiều hơn.
- Không uống đủ nước: Nước chiếm khoảng 60% khối lượng cơ thể và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã loại bỏ khỏi cơ thể, giúp cho làn da được khỏe mạnh hơn. Nếu không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể sẽ khiến cho độc tố tích tụ lâu ngày và dễ hình thành mụn đầu đen.
3. Nặn mụn đầu đen có hại không?
Tuy mụn đầu đen không gây đau nhức và sưng đỏ như mụn bọc. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có một thói quen xấu là sử dụng tay để nặn, hành động này gây nguy hại nếu người đó sở hữu làn da nhạy cảm.
Bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể được tiếp xúc với rất nhiều đối tượng mà rất dễ dàng để làm cho các vi khuẩn trong tay của họ tấn công diện tích bề mặt da gây viêm và tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, cũng có nhiều chị em áp dụng mặt nạ lột mụn để lấy nhân mụn mà không cần dùng đến tay và cho rằng đây là biện pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao.
Thế nhưng, hầu hết những bác sĩ da liễu thường đưa ra lời khuyên rằng thực hiện phương pháp này đồng nghĩa với việc sẽ khiến cho lớp biểu bì da và lỗ chân lông phìn to hơn.
4. 2 bước nặn mụn đầu đen đúng cách
Sau đây, NguyenPhung sẽ hướng dẫn chị em quy trình nặn mụn đúng cách:
4.1 Bước 1: Chuẩn bị
Đầu tiên hãy rửa mặt và tay thật sạch sẽ. Tuyệt đối, bạn không nặn mụn trừ khi xông mặt. Bên cạnh đó, bạn không nên động vào mụn trứng cá vì có thể gây tổn thương và nhiễm trùng.
Hãy trùm tóc bằng nón tắm, sau đó xông mặt bằng nước trà bông cúc trong vòng 15 phút, điều này sẽ giúp cho da mềm và lỗ chân lông nở to ra, tạo thuận lợi cho việc đưa những chiếc mụn đầu đen ra ngoài.
4.2 Bước 2: Cách thực hiện
Bạn nhớ sử dụng dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp, đặc biệt là cây nặn mụn và tiệt trùng cẩn thận. Với mụn đầu đen ở má và trán, bạn nhẹ nhàng kéo căng da mặt, đồng thời lấy cây nặn mụn ấn xuống để đầu mụn lọt ra ở giữa.
Với mụn ở cánh mũi, bạn thực hiện tương tự nhưng để cây nặn mụn theo chiều từ trên xuống và hơi chếch vào, như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đưa mụn ra ngoài, giảm tổn thương tới phần da của bạn và đặc biệt là không đau.
5. 10 cách trị mụn đầu ở mũi nhanh và hiệu quả ngay tại nhà
5.1 1. Kem đánh răng
Kem chống răng có chứa nhiều chất giúp diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá và thiệt hại trên da do mụn trứng cá gây ra như là thành phần pyrophosphate natri có tác dụng loại bỏ canxi dư thừa là 1 trong những tác nhân gây bệnh của mụn trứng cá, silica đối với vi khuẩn gây mụn và lick chữa lành vết thương, baking soda làm giảm lượng dầu trên da là nguyên nhân chính hình thành mụn.
Vì vậy bạn gái muốn điều trị mụn đầu đen ở mũi với kem đánh răng, thì chỉ cần thoa một lớp mỏng kem đánh răng lên khu vực này và để khô trong vòng 25 phút rồi rửa sạch.
Nên thực hiện 2 lần/ngày trong vòng 2 tuần, bạn sẽ ngạc nhiên vì có thể nhanh chóng giã từ các hạt mụn đầu đen xấu xí khó chịu trên cánh mũi.
5.2 2. Cà chua
Do có đặc tính sát trùng tự nhiên nên cà chua tươi còn được xem là loại quả hỗ trợ tiêu diệt mụn rất hiệu quả.
Lột bỏ vỏ, nghiền nát cà chua rồi đắp lên mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để tránh rơi vãi vụn cà chua, bạn nên áp thêm 1 chiếc khăn giấy mỏng lên mũi và để qua đêm. Rửa sạch mặt vào sáng hôm sau bằng nước ấm.
5.3 3. Chanh
Chanh cũng là một trong những loại quả tự nhiên có đặc tính diệt mụn, giảm thâm tốt vì chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa.
Ngoài ra axit tự nhiên trong chanh sẽ ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây nên mụn trứng cá. Nước chanh cũng có tác dụng làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn, giảm tình trạng tấy đỏ, giúp bề mặt da mịn màng và sáng tự nhiên.
Để loại bỏ mụn đầu đen ở mũi, bạn có thể áp dụng 3 phương pháp làm đẹp dễ làm từ chanh như sau:
– Rửa sạch mặt bằng nước ấm trước khi thoa hỗn hợp gồm nước cốt 1 quả chanh với ít muối lên mũi. Để khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
– Trộn 3 muỗng canh sữa chua với 2 muỗng canh bột yến mạch, 1 muỗng cà phê dầu ô liu và 1 muỗng canh nước cốt chanh. Khuấy đều hỗn hợp và thoa lên vùng mũi, chờ khoảng 5 -7 phút trước khi rửa sạch bằng nước lạnh.
– Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh, bột quế rồi bôi lên vùng mũi và để qua đêm. Tương tự như nước chanh, bột quế có tác dụng diệt khuẩn, giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tẩy tế bào chết…
Vì vậy sau khi rửa sạch mặt vào sáng hôm sau bạn sẽ thấy rõ hiệu quả trị mụn đầu đen lẫn giúp da vùng mũi mịn màng, tươi sáng hơn.
5.4 4. Bột bắp ngô
Trộn bột ngô và giấm với tỷ lệ 3 phần bột ngô, 1 phần giấm thành bột nhão. Đắp hỗn hợp này lên vùng mũi khoảng 15 – 30 phút.
Sau thời gian này, hỗn hợp sẽ khô thành dạng giấy mỏng và bạn chỉ cần nhẹ nhàng gỡ ra khỏi mũi rồi rửa sạch bằng nước ấm. Nếu sợ đau, bạn nên dùng khăn thấm nước ấm để rửa sạch hỗn hợp.
5.5 5. Bột yến mạch
Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bột yến mạch còn chứa thành phần avenanthramides giúp xoa dịu và giảm viêm da do mụn.
Cùng với vitamin nhóm B và các loại khoáng chất khác, yến mạch có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch da hiệu quả.
Để dùng loại ngũ cốc đa công dụng này trị mụn đầu đen, bạn chỉ cần trộn bột yến mạch và nước hoa hồng làm thành bột nhão và dùng tay phết đều lên vùng mũi, có thể lên toàn bộ khuôn mặt.
Sau khoảng 15 phút rửa sạch với nước lạnh để cảm nhận vùng da tại khu vực này đã trở nên mịn màng, tươi sáng hơn.
Áp dụng thường xuyên vài lần một tuần để mau chóng loại bỏ mụn đầu đen trên mũi.
5.6 6. Hỗn hợp nước gạo
Giàu vitamin B và các chất khoáng đồng, sắt …, hỗn hợp nước và gạo xay sẽ giúp bạn trị mụn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo da, giảm thâm nám và viêm tấy.
Chế biến dung dịch trị mụn với gạo bằng cách ngâm gạo trong sữa tươi hoặc nước lạnh khoảng 5 giờ, sau đó cho vào máy xay đến khi gạo, nước hoặc sữa hòa thành một hỗn hợp đặc quánh.
Dùng dung dịch này thoa lên vùng mũi. Để khô rồi gỡ nhẹ lớp mặt nạ ra khỏi mũi, rửa sạch với nước.
5.7 7. Khoai tây
Cắt khoai tây thành lát mỏng hoặc ép lấy nước, chà xát trực tiếp lên vùng bị mụn đầu đen trong vòng 15 phút rồi rửa thật sạch.
Các loại vitamin B1, B2, C …dồi dào trong khoai tây kháng viêm, giảm sưng tấy, hỗ trợ trị mụn và phục hồi các hư tổn trên da do mụn để lại.
5.8 8. Rau mùi
Lượng tinh dầu trong rau mùi giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông, loại bỏ nhân mụn và ngăn chặn tuyến bã nhờn phát triển, từ đó hạn chế sự xuất hiện của mụn trên mũi.
Để làm mặt nạ bằng là rau mùi, bạn cần chọn 1 nắm rau mùi tươi, không dập nát, xay nhuyễn với nước và trộn dung dịch này với 1 thìa cà phê bột nghệ, đắp lên mũi.
Để khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch. Thực hiện mỗi ngày các loại mụn đầu đen sẽ nhanh chóng bị đánh bay.
Dùng nước ép rau mùi hòa với nước cốt chanh tỉ lệ bằng nhau, bôi đều dung dịch lên mũi hoặc vùng da bị mụn trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại thật sạch cũng cho tác dụng tương tự.
Nếu thực hiện thường xuyên, bên cạnh tác dụng trị mụn, bạn cũng sẽ thấy làn da vùng mũi và trên khuôn mặt mịn màng, trắng hồng lên trông thấy.
5.9 9. Mật ong
Các thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ trong mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh bay những nốt mụn đầu đen, mụn trứng cá đáng ghét trên mũi và mặt.
Cách dùng mật ong trị mụn đơn giản nhất là thoa mật ong nguyên chất nhẹ nhàng lên khu vực mũi và những vùng bị mụn, để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch.
Hoặc pha 1 muỗng cà phê mật ong với 1 muỗng cà phê nước ép nha đam, phết lên vùng mũi bị mụn đầu đen, để khô trong 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
5.10 10. Baking Soda
Chà hỗn hợp baking soda và nước với tỷ lệ bằng nhau lên mũi hoặc các vùng khác trên cơ thể bị mụn đầu đen.
Để khô trong 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện nhiều lần trong tuần cũng cho công dụng trị mụn bất ngờ và hiệu quả.
6. Phương pháp chữa mụn đầu đen theo chuyên gia
6.1 Làm sạch da
Là phương pháp đơn giản nhất để trị mụn đầu đen. Lưu ý là: Không sử dụng sữa rửa mặt làm khô da.
Tẩy tế bào chết sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng. 2 phương án thường được sử dụng là tẩy tế bào chết cơ học và tẩy tế bào chết hoá học:
6.1.1 Dạng cơ học
Tế bào chết sẽ được loại bỏ bằng cách chà sát bằng bàn chải hoặc các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt nhỏ li ti.
Bạn nên tránh việc chà xát quá mạnh vì có thể làm tổn thương da, khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Nếu đang bị mụn, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết vật lý 1 lần/ tuần.
6.1.2 Dạng hóa học
Bạn có thể sử dụng tẩy tế bào chết AHA (alpha-hydroxy-acids) hay BHA (beta hydroxy acids).
Đây là 2 loại tẩy tế bào chết được các chuyên gia da liễu chứng minh là rất hiệu quả trong việc trị mụn đầu đen.
Cách thức hoạt động của BHA là thâm nhập sâu vào da, lấy đi bụi bẩn, da chết và giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
Sau khi tẩy tế bào chết để tránh khô da bạn nên sử dụng toner để giúp se khít lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm, cho da khỏe mạnh.
6.2 Điều trị theo liều lượng
Một vài phương pháp điều trị bằng cách bôi trực tiếp lên da như sử dụng Axit Azelaic, axit salicylic, và benzoyl peroxide có sẵn ở cả hai dạng kê đơn và không kê đơn (OTC) cho mụn trứng cá không viêm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn có chứa vitamin A, chẳng hạn như tretinoin, tazarotene và adapalene, để ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.
6.3 Nghỉ ngơi và thư giãn
Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh căng thẳng cũng có thể giúp ích, vì căng thẳng có thể kích hoạt sản xuất bã nhờn. Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu để giảm căng thẳng.
7. Cách làm sạch mụn đầu đen
Chăm sóc da và ngăn ngừa mụn đầu đen sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây mụn và giúp cho lỗ chân lông luôn được thông thoáng, sạch sẽ tránh viêm nhiễm.
Để đạt được hiệu quả, bạn cần thực hiện các cách chăm sóc da mặt như sau:
- Rửa mặt thường xuyên: Nên thường xuyên rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ bằng sữa rửa mặt để loại bỏ các chất cặn bã và vi khuẩn bám trên da. Nên sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da, tránh gây kích ứng và làm khô da. Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng nên rửa mặt lại với nước sạch.
- Gội đầu thường xuyên: Kết thúc một ngày bận rộn thì trên mái tóc sẽ đọng lại bụi bặm, dầu thừa và chất bã nhờn. Nên gội đầu thường xuyên để lỗ chân lông luôn khô thoáng và phòng ngừa mụn đầu đen hiệu quả.
- Tẩy tế bào chết và cấp ẩm cho da: Nên tẩy da chết mỗi tuần 2 lần giúp loại bỏ lớp sừng hoặc có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Từ đó, giúp da giảm dầu nhờn và giảm mụn đầu đen.
- Lựa chọn mỹ phẩm dưỡng da: Các loại mỹ phẩm chứa nhiều dầu có thể gây ra tình trạng tắc lỗ chân lông khiến cho da hình thành mụn đầu đen. Vì vậy hãy chọn những sản phẩm dưỡng da, trang điểm phù hợp tới làn da của bạn và nên đọc kỹ thành phần trước khi mua sử dụng.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Hạn chế dung nạp các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều đường, thức uống có cồn và cafein. Thay vào đó bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Lấy nhân mụn: Khi mụn đầu đen mọc nhiều và nặng thì cần đến các cơ sở, phòng khám uy tín để lấy nhân mụn.
- Sử dụng biện pháp kiềm nhờn: Sử dụng giấy thấm dầu hoặc phấn bột hút dầy ở tình trạng da tiết ra nhiều chất nhờn.
8. Cách trị mụn đầu đen hiệu quả
Khi xuất hiện mụn đầu đen, bạn không cần phải quá lo lắng. Có rất nhiều biện pháp để điều trị tận gốc mụn đầu đen như chăm sóc da mụn tại spa hoặc điều trị da mụn tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
Cụ thể:
8.1 1. Điều trị mụn đầu đen tại phòng khám da liễu
Trước tiên để điều trị mụn đầu đen thì bạn sẽ được các bác sĩ thực hiện chẩn đoán bằng cách soi da và quan sát tình trạng mụn để từ đó đưa ra kết luận và phương pháp điều trị hiệu quả.
Thông thường có nhiều cách để điều trị mụn đầu đen tại phòng khám mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng thuốc không kê toa hoặc kê toa: đây là loại thuốc có dạng kem, thuốc mỡ hoặc thanh xà phòng chứa các thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide. Ngoài ra đối với tình trạng điều trị không hiệu quả sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc mạnh hơn như Tretinoin, Tazarotene và Adapalene có chứa vitamin A giúp làm ngăn chân sự tắc nghẽn lỗ chân lông giúp tái tạo tế bào da.
- Sử dụng phương pháp nặn mụn: đối với một số trường hợp sẽ được bác sĩ da liễu tiến hành thực hiện nặn mụn đầu đen hoặc sử dụng công cụ có bề mặt thô ráp để loại bỏ những tạp chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Sử dụng mỹ phẩm, serum trị mụn đầu đen: bên cạnh đó, người điều trị sẽ được các bác sĩ da liễu tư vấn và lựa chọn một số mỹ phẩm, serum trị mụn đầu đen giúp thu nhỏ lỗ chân lông, phù hợp với tình trạng da mặt.
8.2 2. Điều trị mụn đầu đen tại nhà
Mụn đầu đen không gây đau đớn và nguy hiểm, vì vậy mà bạn cũng có thể thực hiện trị mụn tại nhà bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà mà không cần đến bác sĩ.
Một số phương pháp điều trị mụn đầu đen đơn giản, dễ thực hiện bạn có thể tham khảo như:
8.2.1 Điều trị mụn đầu đen bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa thành phần Silica có tác dụng kháng viêm giúp chữa lành những tổn thương do mụn. Sử dụng kem đánh răng để điều trị mụn giúp làm giảm các chất bã nhờn, làm khô mụn đầu đen. Thực hiện như sau:
- Người dùng cần rửa mặt thật sạch với nước ấm.
- Sử dụng một chút kem đánh răng ra bàn chải rồi chà nhẹ lên vùng da bị mụn khoảng 2 – 3 phút và giữ nguyên trong vòng 15 phút.
- Rửa mặt lại với nước sạch, thực hiện phương pháp này mỗi tuần từ 1 – 2 lần.
8.2.2 Điều trị mụn đầu đen bằng mật ong nguyên chất
Trong thành phần mật ong có chứa nhiều loại vitamin giúp làm đẹp da như vitamin B1, B12, B3, B5, B6, K, E, C giúp duy trì và nuôi dưỡng bề mặt da mịn màng, trắng sáng.
Bên cạnh đó còn có khả năng giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, trị mụn đầu đen và làm thu hẹp lỗ chân lông.
- Rửa mặt thật sạch và dùng khăn sạch để lau khô.
- Sử dụng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng bị mụn.
- Dùng tay mát xa nhẹ nhàng để các dưỡng chất có thể thấm sâu vào bên trong làn da.
- Sau 10 phút thì rửa mặt sạch bằng nước lạnh.
8.2.3 Điều trị mụn đầu đen bằng Baking soda
Sử dụng baking soda giúp làm giảm lượng dầu thừa và kiểm soát các chất bã nhờn, nhờ vậy mà mụn đầu đen sẽ giảm bớt dần.
Baking soda không dùng cho trường hợp da nhạy cảm dễ kích ứng.
- Người dùng pha baking soda với nước theo cùng tỷ lệ 1:1 rồi khuấy đều.
- Sử dụng bằng cách chà lên vùng da bị mụn đầu đen và sau đó để khô trong vòng 15 phút.
- Rửa sạch lại bằng nước ấm.
8.2.4 Điều trị mụn đầu đen bằng lòng trứng gà
Lòng trứng gà vừa có công dụng điều trị mụn đầu đen, vừa giúp làm làn da trở nên sáng hơn.
Nếu làn da dễ bắt nắng thì nên sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài. Cách thực hiện:
- Nhẹ nhàng tách lòng trắng trứng gà.
- Nhúng một miếng vải sạch vào lòng trắng trứng rồi thoa đều lên vùng da bị mụn trong khoảng 10 – 15 phút.
- Khi mặt nạ đã khô thì nhẹ nhàng tháo mặt nạ và rửa mặt lại bằng nước sạch.
8.2.5 Điều trị mụn đầu đen bằng bột yến mạch
Bột yến mạch là lựa chọn hàng đầu giúp điều trị mụn đầu đen phổ biến ở giới trẻ bởi những công dụng như trị mụn, làm trắng da, tăng cường độ ẩm,… chỉ cần thực hiện như sau:
- Cho 2 thìa bột yến mạch với 3 thìa sữa chua rồi khuấy đều.
- Nhẹ nhàng dùng hỗn hợp thoa lên vùng bị mụn đầu đen và mát xa nhẹ nhàng trong vòng 20 phút.
- Rửa mặt lại bằng nước ấm, sử dụng thường xuyên 3 lần/tuần.
8.2.6 Điều trị mụn đầu đen bằng nước gạo xay
Trong nước gạo có chứa nhiều vitamin B và khoáng chất như dồng, sắt,… có khả năng tái tạo da, giảm thâm, giảm viêm và điều trị mụn hiệu quả.
- Ngân gạo trong sữa tươi hoặc nước vòng vòng 5 tiếng.
- Cho gạo vào máy xay để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
- Sử dụng hỗn hợp này thoa lên vùng mụn đầu đen và để khô.
- Gỡ nhẹ nhàng và rửa mặt bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần để thấy được hiệu quả.
8.2.7 Điều trị mụn đầu đen bằng cách xông hơi
Xông hơi là giải pháp giúp loại bỏ chất độc và chất cặn bã tích tụ trong cơ thể khi cơ thể toát nhiều mồ hôi, vì vậy đây cũng là cách trị mụn mũi hiệu quả.
- Chanh thái mỏng, bạc hà rửa sạch và đun sôi.
- Đổ nước xông hơi vào 1 cái bát to, ghé mặt vào để hơi bay lên.
- Thực hiện xông hơi 2 lần mỗi tuần để kết quả như ý.
8.2.8 Trị mụn đầu đen bằng bột ngô và giấm
Trong bột ngô có chứa chất kết dính và trong giấm có tính axit nên rất dễ dàng để lột sạch mụn.
Cách thực hiện:
- Trộn bột ngô với giấm theo tỷ lệ 1:3 để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Sử dụng hỗn hợp để đắp lên mũi khoảng 15 – 30 phút.
- Đợi hỗn hợp khô rồi nhẹ nhàng lột sạch, rửa mặt lại bằng nước ấm